xe đẩy

Ngày 17/1/1994, cảnh sát thành phố Hải Lâm, tỉnh Hắc Long Giang nhận được trình báo về vụ nổ súng ở man city – real madrid

【man city – real madrid】Âm mưu làm giàu bất chính của gã cảnh sát phản bội

Ngày 17/1/1994,Âmmưulàmgiàubấtchínhcủagãcảnhsátphảnbộman city – real madrid cảnh sát thành phố Hải Lâm, tỉnh Hắc Long Giang nhận được trình báo về vụ nổ súng ở khu dân cư. Khi đến hiện trường, họ phát hiện nạn nhân là gia đình Vương Kiến Tài, tổ trưởng phụ trách quản lý phương tiện của đội cảnh sát giao thông thành phố. Tài bị bắn chết cùng con gái lớn, con gái thứ ba và con trai út.

Con gái thứ hai của Tài, Tiểu Lệ, kể rằng khi gia đình chuẩn bị ăn trưa, bỗng có khách gõ cửa, bố ra mở nhưng ngay sau đó, cô bé nghe thấy hai tiếng súng. Lệ ở trong bếp ngó ra xem thì thấy bố ngã xuống, hai người đàn ông cầm súng đứng cạnh. Cô bé sợ hãi chạy vào nhà vệ sinh khóa trái cửa, thấy họ có ý đồ phá khóa nên lập tức trèo qua cửa sổ thoát thân, vừa la hét kêu cứu vừa chạy sang nhà hàng xóm nhờ báo cảnh sát.

Hai kẻ sát nhân đã chạy trốn, nhưng để lại dấu vân tay khi lục lọi đồ đạc. Qua đối chiếu vỏ đạn tại hiện trường, hai khẩu súng bắn chết Tài được xác định là súng của cảnh sát bị mất trong hai vụ án năm 1991 và 1993.

Năm 1991, cảnh sát Triệu Vĩ Thạch và con gái bị sát hại tại nhà, súng và băng đạn bị hung thủ cướp đi. Nghi phạm ban đầu là Vương Vĩ Cương, có quan hệ ngoài luồng với vợ Thạch. Tuy nhiên Cương chỉ thừa nhận ngoại tình, cảnh sát cũng không tìm thấy súng ở nhà anh ta. Cuộc điều tra kéo dài nhưng không có manh mối. Cương bị tạm giam hơn 600 ngày.

Năm 1993, vợ chồng Đinh Quốc Xuân, đồn phó đồn cảnh sát xã Thạch Hà, thành phố Hải Lâm, bị bắn chết bởi chính súng của mình. Cháu trai của nạn nhân bị coi là nghi phạm và tạm giam hơn 100 ngày, tuy nhiên cảnh sát cũng không thể tìm thấy hung khí.

Mở rộng điều tra, cảnh sát phát hiện từ năm 1991, Hải Lâm xảy ra nhiều vụ án tương tự, nạn nhân đều là cảnh sát hoặc có mối quan hệ sâu sắc với lực lượng cảnh sát. Tổ điều tra nhận định trong đội ngũ rất có thể có "nội gián".

Khi cuộc điều tra đang bế tắc, cảnh sát Hải Lâm nhận được tin từ cảnh sát tỉnh Liêu Ninh. Ngày 28/1/1994, một kẻ dùng súng cướp xe khách, bắn chết tài xế và bắt hành khách làm con tin. Trong quá trình bao vây, cảnh sát bắn hạ tên cướp. Khẩu súng gây án sau đó được xác định chính là hung khí trong vụ án ngày 17/1 ở Hải Lâm.

Cảnh sát tra ra danh tính kẻ cướp là Vương Thành Nham và thẩm vấn vợ con hắn. Con gái 8 tuổi của Nham nói với cảnh sát: "Bố cháu rất thân với chú Trương. Chú Trương cũng mặc đồng phục giống các chú".

Qua điều tra, "chú Trương" trong miệng cô bé là Trương Tứ Duy, phó phòng của Cục cảnh sát Lâm nghiệp Sài Hà ở Hải Lâm, cũng là một thành viên trong tổ điều tra. Ngay đêm 28/1, Duy bị bắt.

Trong quá trình thẩm vấn, Duy từ chối trả lời mọi câu hỏi liên quan đến án mạng. Hắn cũng phủ nhận quan hệ mật thiết với Nham, nói chỉ là bạn làm ăn, nhưng khi bị hỏi kinh doanh gì thì ấp úng không đáp được.

Cảnh sát xác định một trong những dấu vân tay thu được từ nhà Tài trùng khớp với dấu vân tay của Duy. Ngoài ra, người tình của Duy thú nhận đã kể chuyện ông Xuân cầm số tiền lớn giúp người thân mua nhà cho hắn, khiến vợ chồng ông bị hại. Đối mặt với các bằng chứng, Duy nhận tội và kể lại quá trình gây án từ năm 1991 đến 1994.

Theo lời khai, dù giữ chức phó phòng cảnh sát, mức lương của Duy không cao, cuộc sống không sung túc. Nham, bạn thân của Duy, vốn là công nhân xưởng gỗ ở Hải Lâm, bị sa thải năm 1990 vì quan hệ nam nữ bất chính. Duy nhờ vả quan hệ giúp bạn chỉ bị tạm giam 10 ngày thay vì vài tháng. Cả hai đều thiếu tiền nên bắt đầu cùng âm mưu đi cướp.

Duy có súng lục nhưng không dám sử dụng vì sợ lộ. Làm việc trong ngành công an nên hắn nắm rõ hoàn cảnh của các đồng nghiệp như ai có súng, có tiền để lên kế hoạch gây án.

Tối 22/4/1991, Duy dẫn Nham đến nhà đồng nghiệp tên Triệu Vĩ Thạch, đột nhập sát hại Thạch và con gái nhỏ khi họ đang ngủ, cướp súng nhưng chỉ tìm thấy 50 nhân dân tệ. Sáng hôm sau, vợ Thạch về nhà phát hiện án mạng nên báo cảnh sát. Tuy nhiên, cảnh sát lại điều tra theo hướng tình nhân của vợ Thạch gây án, dẫn đến bế tắc.

Sau khi cướp được súng, bộ đôi không lập tức sử dụng. Duy hiểu rõ tình hình điều tra nên đề nghị tạm thời "án binh bất động".

Hai năm sau, vào khoảng 2h ngày 7/4/1993, hai người đột nhập nhà của một chủ thầu xây dựng, sát hại cả gia đình năm người. Tuy nhiên, gia đình nạn nhân không có thói quen cất giữ tiền mặt trong nhà mà gửi vào ngân hàng. Duy và Nham lục lọi khắp nơi nhưng chỉ tìm thấy một số đồ trang sức và ít tiền mặt.

Không hài lòng với kết quả, ngày 12/5/1993, bộ đôi tiếp tục đột nhập, sát hại một cặp vợ chồng, nhưng lại ra về tay trắng vì nạn nhân giấu tiền bạc quá kín kẽ.

Nắm được thông tin cảnh sát đang điều tra, Duy bí mật ngăn cản Nham gây án tiếp, dặn dò phải im hơi lặng tiếng trong những tháng tới. Đến ngày 6/10/1993, hắn dẫn Nham đến nhà Đinh Quốc Xuân vì nghe người tình kể ông Xuân đang giữ hàng chục nghìn nhân dân tệ chuẩn bị mua nhà. Nhưng sau khi sát hại vợ chồng ông Xuân, bộ đôi không tìm được nhiều tiền như dự tính vì ông Xuân đã gửi ngân hàng 20.000 nhân dân tệ. Duy lấy súng lục của nạn nhân.

Liên tiếp ba lần thất bại khiến bộ đôi trở nên điên cuồng. Tối 23/10/1993, hai người lẻn vào nhà một gia đình khá giả, sát hại vợ chồng chủ nhà, nhưng chỉ tìm thấy một chiếc nhẫn vàng.

Dù cướp được hai khẩu súng nhưng bộ đôi chỉ dùng dây thừng, dao và búa làm hung khí chứ không nổ súng vì sợ lộ hành tung.

Do liên tiếp xảy ra hai vụ án lớn trong tháng 10/1993, chính quyền tỉnh Hắc Long Giang cử lực lượng đến Hải Lâm hỗ trợ điều tra. Duy và Nham lại tạm ngừng đi cướp. Khi đó, Duy cũng là một thành viên trong đội điều tra.

Khi sự việc lắng xuống, ngày 17/1/1994, bộ đôi đến nhà cảnh sát Vương Kiến Tài. Ngay khi Tài mở cửa, cả hai dùng súng khống chế nhưng bị nạn nhân chống trả, buộc phải nổ súng bắn chết. Sau đó, chúng định giết bốn con của nạn nhân để diệt khẩu, chỉ có con gái thứ hai là Lệ chạy thoát.

Biết tiếng súng và tiếng la hét kêu cứu chắc chắn sẽ kinh động những người xung quanh, Duy và Nham vội vã trốn khỏi hiện trường, không kịp xóa dấu vân tay và nhặt vỏ đạn.

Sau khi cảnh sát phát hiện đạn được bắn từ hai khẩu súng lục bị mất, Duy vô cùng lo lắng. Hắn nghĩ ra cách bảo Nham mang theo hai khẩu súng đi đến nhiều nơi khác gây án, làm rối loạn hướng điều tra. Không ngờ, sau khi chạy trốn đến Liêu Ninh, Nham đi cướp xe khách và bị bắn gục vào ngày 28/1.

Theo hồ sơ, Duy và Nham đã gây ra tổng cộng 6 vụ giết người, cướp của, khiến 17 nạn nhân thiệt mạng. Đầu năm 1995, Duy bị kết án tử hình.

Tuệ Anh(Theo Sohu, 163)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap